Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ đã và đang lây lan chóng mặt. Là nỗi lo của không ít cá nhân và…
Bệnh đậu mùa khỉ đã và đang lây lan chóng mặt. Là nỗi lo của không ít cá nhân và gia đình. Để phòng tránh và điều trị bệnh một cách hiệu quả. Bạn cần nắm những kiến thức cơ bản nhất về loại bệnh này. Điển hình như dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất,… Tất cả sẽ được đề cập bởi topmot.vn trong bài viết dưới đây!
Contents
Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Đây là một căn bệnh không xuất hiện phổ biến, do một loại virus có liên quan với bệnh đậu mùa phổ biến gây ra.
Bệnh sẽ lây lan trực tiếp qua việc tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh. Điển hình như giọt bắn, khăn lau mặt, quần áo, dịch tiết,… Về đường tình dục, WHO vẫn chưa có báo cáo nào liên quan đến việc bệnh đậu mùa khỉ có thể lây qua đường tình dục. Nhưng đã có một số ghi nhận, bệnh đậu mùa khỉ lây qua việc quan hệ tình dục đồng tính.
Người trưởng thành hoặc thậm chí là trẻ em đều có nguy cơ cao mắc loại bệnh này. Người bệnh sẽ phục hồi sức khỏe sau vài tuần, tỷ lệ tử vong là không đáng kể. Tuy nhiên, người bệnh tiếp xúc thời gian dài với virus, hệ miễn dịch kém,… khả năng tử vong lại rất cao.
Bệnh đậu mùa khỉ không nguy hiểm như Covid 19, nhưng nếu không có vaccine điều trị và không nhận biết kịp thời khả năng tử vong rất cao.
Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ
Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ, bạn có thể nhận biết qua một số biểu hiện sau của cơ thể: đau các cơ, phát ban, sốt cao,… Bệnh sẽ kéo dài trong 2 đến 4 tuần. Cơ thể sẽ nhận biết được bệnh sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày.
Gần đây, những ca bệnh đầu mùa khỉ được phát hiện và ghi nhận đa phần đều có những triệu chứng đau đầu, ớn lạnh, sốt cao, kiệt sức,… Khi người bệnh nhiễm virus và phát bệnh đều nổi phát ban, ngứa ngáy từ 1 đến 3 ngày. Đầu tiên sẽ xuất hiện ở mặt tiếp đến là lây lan ra những bộ phận khác trên cơ thể.
Những hạt mụn sẽ có mủ, giai đoạn đầu xuất hiện thưa nhưng không lâu sau đó sẽ phát tán và số nốt dày kín, rất nhiều. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách nốt mụn sẽ đóng vảy và tiêu biến dần đến lúc da trở lại trạng thái như bình thường.
Triệu chứng lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ có thể dễ dàng bị lây nhiễm khi tiếp xúc gần hoặc sử dụng chung đồ với người nhiễm bệnh. Để tránh truyền nhiễm nên hạn chế sử dụng đồ cá nhân hoặc chung giường với bệnh nhân. 3 con đường chính để lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ mà bạn cần chú ý:
- Người hay ăn thịt động vật, động vật đó lại nhiễm bệnh
- Những vết xước không được sát khuẩn, vết cắn từ động vật nhiễm virus
- Người thường xuyên tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
Để nhìn ra được những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ phải mất từ 5 đến 21 ngày. Đến thời điểm đó da và đường hô hấp mới bắt đầu thay đổi và chịu những tổn thương.
Tổ chức y tế đang trong quá trình nghiên cứu tìm ra nguyên nhân của đợt bùng phát dịch đậu mùa khỉ. Có 3 đặc điểm chính bất thường được WHO phát hiện:
- Dịch bệnh âm thầm lây lan và lây trong một khoảng thời gian
- Bệnh có nguy cơ lây lan cao khi thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục
- Bệnh nhân ít hoặc chưa từng đi đến những khu vực được xác định có số ca mắc đậu mùa khỉ chiếm tỷ lệ cao.
Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ
Loại virus này lần được tiên được phát hiện là vào năm 1958. Bệnh có cái tên bệnh đậu mùa khỉ là do virus gây ra bệnh được phát hiện ở hai ổ dịch tương tự như căn bệnh đậu mùa xảy ra ở loài khỉ.
Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, theo nhiều nghiên cứu thì khỉ không phải là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này. Mà khả năng cao là do những loài gặm nhấm gây ra.
Bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua đường nào?
Như đã đề cập sơ lược ở phần trên thì đậu mùa khỉ lây lan qua nhiều đường khác nhau. Nhưng chủ yếu có thể kể đến:
- Bệnh lây lan khi tiếp xúc qua đường máu, giọt bắn, đường hô hấp, các vết thương trên da hoặc ăn các động vật nhiễm bệnh.
- Tiếp xúc với vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng. Điển hình như: quần áo, chăn ga, gối, giường,…
- Khả năng lây nhiễm sẽ rất cao nếu bạn sống cùng với người đã nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
- Bệnh cũng có thể lây từ bà bầu sang em bé, từ đó bé sẽ bị nhiễm bệnh bẩm sinh. Đối với trẻ sơ sinh nếu tiếp xúc gần mẹ bị nhiễm bệnh thì nguy cơ bị bệnh cũng rất cao.
- Nhưng nhìn chung, tiếp xúc với người nhiễm bệnh thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.
Cần phải nâng cao ý thức và nhận biết về bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ
Hiện tại chưa có vaccine điều trị bệnh khi phát hiện ra các dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ. Nhưng bạn cần nắm một số kiến thức cơ bản để phòng bệnh bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Vệ sinh sạch sẽ không gian sống. Khi đã nhiễm bệnh trực tiếp đến các cơ sở y tế gần nhất và uống thuốc, điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Như vậy ngăn chặn được sự lây lan của virus.
Một số bác sĩ nghiên cứu cho rằng, chỉ sau từ 2 đến 4 tuần nhiễm bệnh, các triệu chứng sẽ bắt đầu giảm nhẹ và tự khỏi bệnh. Nhưng bệnh sẽ tác động và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến da. Người bệnh không được khuyến khích điều trị tại nhà.
Hơn nữa, khi có dấu hiệu nhiễm bệnh, đến cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm, sinh thiết, bác sĩ tìm hiểu tiền sử bệnh trước đây.
Bệnh có dẫn đến tử vong không?
Bệnh đậu mùa khỉ sẽ không dẫn đến tử vong đối với những trường hợp nhẹ. Nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc và mất thị lực,…
Tỷ lệ tử vong dao động trong khoảng từ 3 đến 6%, trẻ em chiếm tỉ lệ cao hơn người trưởng thành.
Kết luận
Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện rất rõ ràng sau khoảng thời gian từ 5 đến 21 ngày. Lúc này người có dấu hiệu nhiễm bệnh phải đến trực tiếp các cơ sở y tế và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn chặn được tình trạng virus lây lan. Bệnh sẽ có xu hướng giảm dần và phục hồi sức khỏe sau từ 2 đến 4 tuần. Nhưng sẽ có những tổn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến da. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có những kiến thức phổ quát nhất căn bệnh này để bảo vệ bản thân và gia đình. Ghé thăm TOP MỐT để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!
>>>> Xem thêm: Bệnh rối loạn lưỡng cực là gì?